Thương Mại Điện Tử “Thắng Đậm” Đường Đua Black Friday 2019
Qua đợt mua sắm Black Friday vừa rồi, chúng ta đã có thể chứng kiến được sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người dùng trong thời cuộc số hoá. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã hoàn toàn gặt hái “trái ngọt” trong ngày Thứ Sáu Đen Tối (Black Friday), với doanh số ước tính gần 20%, đạt xấp xỉ 7,4 tỉ USD, là những con số mà nền tảng Adobe Anaalytics đã thống kê được từ 4.500 trang web thương mại điện tử.
Black Friday – Ngày thứ sáu “tiêu tiền”
Bước vào tháng cuối cùng của năm 2019, các thương hiệu đủ ngành hàng đều rục rịch để tung ra những chiến dịch bán hàng, quảng cáo rầm rộ hòng câu kéo người mua vào đường đua mua sắm gấp rút nhân dịp cuối năm.
Nhưng qua những thay đổi và dần dà theo thời gian, dịp mua sắm này đã có khá nhiều biến đổi để phù hợp hơn với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Dù chỉ mới bắt đầu, nhưng chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được người “dẫn trước” và kẻ “đi sau” trên đường đua cạnh tranh của các thương hiệu, các nhãn hàng.
Black Friday 2019 đã được các chuyên gia phân tích nhận định rằng đây là ngày bán hàng trực tuyến lớn thứ nhì trong lịch sử, chỉ đứng sau Cyber Monday năm ngoái (doanh thu đạt đến 7,9 tỉ động USD). Nền tảng Adobe cũng đã đưa ra dự đoán Cyber Monday 2019 sẽ vượt qua con số doanh thu của năm ngoái với tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 20% doanh thu 9.4 tỉ USD.
Theo những nghiên cứu và một chút “để ý”, Tali cũng tự thấy rằng người tiêu dùng không chỉ dần có thói quen mua sắm trực tuyến nhiều hơn, mà họ còn có vẻ muốn “né tránh” việc chờ đợi giao hàng. Số lượng đơn hàng trực tuyến đăng ký nhận sản phẩm tại cửa hàng đã tăng kỷ lục thêm 43%. Đây là một tín hiệu cho biết “cơ chế nối liền bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến” mà các nhà bán lẻ hay nhắc đến đã dần được vận dụng một cách thành công.
Giá trị trung bình của các đơn hàng trực tuyến đã tăng lên 6%, lên 169 USD. Adobe cho rằng “người tiêu dùng đã cảm thấy thoải mái hơn với việc mua nhiều món hàng có giá trị lớn hơn trên các sàn thương mại điện tử”.
Tuy vậy, các trung tâm thương mại lại không gặt hái được kết quả khả quan. RetailNext, doanh nghiệp sở hữu khoảng 10.000 cửa hàng hoạt động dưới nền tảng cửa hàng thông minh, đã ghi nhận số lượt khách ghé thăm giảm 2,1%, giá trị giao dịch trung bình giảm 6,7% và tổng doanh thu giảm 1,6%. Tuy nhiên tỷ lệ khách ghé thăm rồi mua hàng tăng 1,7%.
Những người dẫn đầu đường đua bán lẻ năm nay là Walmart và Target nhờ vào chiến lược bán hàng đa kênh, chủng loại hàng hóa đa dạng và các nền tảng shopping mạnh mẽ.
Chen kỳ vọng Nordstrom sẽ là doanh nghiệp đi ngược lại xu hướng chung nói trên: số lượng khách ghé cửa hàng ngày càng nhiều trong năm nay và họ rất quan tâm tới các mặt hàng giày dép và quần áo nam giới. “Chúng tôi tin rằng mức độ phủ sóng của các khuyến mãi vẫn tương đồng với năm ngoái và kỳ vọng nhìn thấy tỷ lệ tương tác với khách hàng cao hơn nhờ các chương trình giảm giá đặc biệt và kế hoạch phân phối hàng hợp lý,” Chen nhận xét.
Không nằm ngoài cuộc chơi, các thương hiệu thuộc phân khúc thấp hơn như Gap hay Banana Republic cũng đưa ra chương trình khuyến mãi 50%. Các nhãn hàng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như Macy’s, American Eagle, Sephora, Ulta, Bath and Body Works và Victoria’s Secret năm nay lại thận trọng hơn trong việc đề ra mức khuyến mãi, nhưng vẫn có những sản phẩm được giảm sâu để thu hút khách ghé thăm.
Chen cảnh báo các hãng như Gap, Macy’s và Kohl’s cần phải cần trọng khi dựa dẫm quá nhiều vào các sản phẩm quần áo nữ. Ông tin rằng quần áo nữ sẽ là mảng “gây rối” khi không có bất cứ xu hướng mới, mang rủi ro hàng tồn kho và không có khả năng thu hút những người trẻ.