Màu Classic Blue Lên Ngôi Trong Năm 2020
Màu sắc là một trong những yếu tố tiên quyết trong thiết kế, và đối với ngành thiết kế hiện nay thì việc nắm bắt gọn lẹ những màu sắc thuộc hàng “trendy” là điều cần thiết. Bởi phần nào những thiết kế mang tính “thương mại” thì yếu tố khách hàng vẫn là điều mà khiến bạn phải cân nhắc.
Trong bài viết này, ZIVAS mời bạn cùng khám phá lý do vì sao màu sắc năm nay lại là Classic Blue và tại sao lại hình thành một xu hướng gọi là “màu sắc của năm” nhé!
Từ một chiến lược tiếp thị đến sức ảnh hưởng ngoài mong đợi
Xu hướng màu sắc đã bắt đầu khoảng 20 năm về trước, khi Pantone tung ra chiến lược tiếp thị chớp nhoáng nhằm thổi phồng sự hứng thú của mọi người về màu sắc.
Bắt đầu là với màu Cerulean – màu tím xanh, đây là màu được chọn để thể hiện nỗi lo về Y2K – sự cố máy tính năm 2000. Vào thời điểm đó, chiến lược tiếp thị này của Pantone đã trở thành câu chuyện chấn động được phủ đầy các kênh truyền thông chính.
Từ sự thành công của Cerulean, cứ hàng năm Pantone lại chọn ra một màu sắc để khắc hoạ tâm trạng của thế giới Nó đạt được lượng người theo dõi khổng lồ, hơn cả những xu hướng tuần hoàn trong thiết kế. Chiến dịch “Màu sắc năm” của Pantone thành công đến nỗi nhiều công ty khác cũng bắt chước theo họ.
Xu hướng màu sắc này không hề dựa trên bất cứ cuộc khảo sát, thực nghiệm nào. Chúng được khắc hoạ bởi trực cảm của thời đại, của chính những sự kiện của thời cuộc.
Những dự đoán của Pantone về màu sắc phần nào được xem là một “lời tiên tri tự hoàn thành”. Hàng tháng trời trước khi công bố vào tháng 12, Pantone đã ký các thỏa thuận cấp phép với rất nhiều công ty, từ sơn móng tay cho đến các phòng khách sạn. Và thế là đột nhiên, “màu sắc năm” xuất hiện khắp nơi.
Pantone đã từng dự đoán màu của năm 2018 là Ultra Violet. Vào giữa năm 2017 và 2018, Moda Operandi thông báo rằng các đơn hàng sản phẩm màu tím tăng 28%. Năm ngoái, tức năm 2019 Pantone đã dự đoán màu sắc của năm là Living Coral và từ 2018 đến 2019, Moda Operandi cho biết lượt mua sản phẩm màu hồng tăng 62%.
Chiến lược cho màu Classic Blue
Năm 2020 là năm đầu tiên mà công bố Pantone được đưa ra với những món quà tặng kèm bằng nhiều giác quan khác nhau. Công ty đã đầu tư hẳn một bản nhạc lấy cảm hứng từ màu Xanh cổ điển này, đó là một bản Electro – pop mang tên “Hoài niệm rực rỡ” – Vivid Nostalgia.
Nhạc phát hành miễn phí; trà có thể mua; đồ nội thất theo yêu cầu bọc các loại vải sẽ được đặt hàng trước. Những người có sức ảnh hưởng (Influencers) và các nhà báo cũng được gửi nến cùng mứt.
Màu xanh cổ điển là gì?
Đây là một câu hỏi mà ngay cả Pantone cũng đang ít nhiều “trằn trọc” để tìm ra góc nhìn thú vị cho màu sắc mới mỗi năm và thuyết phục mọi người.
Sau khi cân nhắc thì chúng ta có thể hiểu rằng, màu xanh cổ điển là màu của việt quất, lon Pepsi và bầu trời “xinh đẹp cuối ngày” như Leatrice Eiseman – Giám đốc điều hành của Viện màu sắc Pantone nói, dựa theo những nghiên cứu và tham khảo của công ty về cách con người phản hồi với màu sắc.
“Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà mọi thứ, trên khắp thế giới, có một chút, như là… tôi không muốn dùng từ ‘không ổn định’, nhưng hãy gọi nó là ‘dễ dao động’ nhé,” Laurie Pressman, phó chủ tịch Viện màu sắc Pantone nói. “Không gì thật sự chắc chắn từ giây phút này sang giây phút khác.”
Pantone không muốn đề cập chi tiết đến việc vì sao mọi người “dễ dao động”. Chính trị bất ổn có vẻ là một nguyên nhân hiển nhiên, nhưng bà Pressman cho biết, “Chúng tôi không tìm kiếm một thông điệp cho màu sắc của năm nay.”Quyết định này không phải một sự tố cáo hay về chuyện bầu cử hoặc về Brexit (việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu), nó cũng không phải một sự tán thành ngầm nào với màu xanh của Đảng Dân Chủ.
Màu xanh cổ điển “cung cấp một nơi náu ẩn,” theo như Pantone, đó là sự lấp đầy “nỗi khát khao về một nền tảng tin cậy, ổn định”. Xanh cổ điển “hiền hòa”, “dễ liên hệ” và “chân thật”. Nó không gợi nhắc về sắc thái hung tợn hay mối đe doạ tiềm tàng. Bình ổn, chính là những gì mà thời cuộc hiện tại khơi gợi cho Pantone, dù có thể tương lai ta có thể không biết được mọi sự sẽ diễn biến như thế nào.
Và Màu xanh cổ điển cũng không gợi nhắc “buồn”. Chắc chắn màu xanh cổ điển không khơi gợi bất cứ điều gì đến sự buồn bã, ủ ê cho dù hàng thế kỷ qua có không ít các nghệ sĩ hay các tác giả dùng để miêu tả nỗi buồn, nhưng người trẻ không còn “liên hệ” màu xanh với những nỗi buồn nữa.