Đấu thầu thế nào để tiết kiệm chi phí quảng cáo???
Facebook tuy là một trang mạng xã hội dễ dàng để sử dụng, nhưng đối với các Marketer thì đấy là một công cụ luôn có rất nhiều thứ phải học hỏi, với những công cụ và thay đổi không ngừng mà các Marketer phải luôn trong trạng thái sẵn sàng bắt kịp. Và hôm nay Tali sẽ nói về một hệ thống khá phức tạp và khó “thuần phục” của Facebook mà chắc hẳn Marketer sẽ quan tâm đến, chính là hệ thống đấu thầu.
Tại sao Facebook lại có hệ thống đấu thầu?
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về lý do tồn tại của hệ thống đấu thầu này. Facebook có trách nhiệm đảm bảo sự cân đối giữa các nhà quảng cáo (vì họ đều bỏ tiền ra để tìm kiếm khách hàng) và lợi ích giữa người dùng Facebook (vì họ là những người bị theo dõi hành vi, nếu Facebook không tôn trọng lợi ích và bảo vệ người dùng thì sẽ chẳng ai ai dùng Facebook nữa).
Tối đa giá trị của nhà quảng cáo được căn cứ theo giá thầu mà nhà quảng cáo bỏ ra kết hợp với việc khả năng diễn ra hành động của người dùng Facebook (tuỳ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo). Còn về tối đa giá trị của người dùng thì sẽ căn cứ theo điểm quảng cáo, sau khi quảng cáo được phê duyệt và tiếp cận đến 500 người thì sẽ xuất hiện điểm quảng cáo. Những điểm này sẽ dựa trên những tiêu chí hành vi đánh giá của người dùng khi xem content quảng cáo (nội dung và hình ảnh có gì tiêu cực không, có gây ảnh hưởng và có những phản hồi về nội dung, có bao nhiêu người dừng lại content đó,..).
Lưu ý không phải cứ điểm quảng cáo cao là sẽ được cho là hiệu quả và ngược lại, có vẻ giống như Google Adword sẽ tác động đến giá thầu để có thứ hạng cạnh tranh, còn ở đây thì sẽ tác động làm cho chi phí tương tác sẽ rẻ hơn và điều này như các bạn đã biết nó sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn dẫn đến khả năng có nhiều người quan tâm hơn.
Có 3 hình thức đấu thầu chính
1. Đấu thầu tự động
Đây là hình thức đấu thầu có chi phí thấp nhất, chính vì thế nên được nhiều người dùng, áp dụng cho những người mới hoặc chưa nắm chắc kỹ thuật đấu giá nên cứ để Facebook tự quyết theo “lời hứa” là sẽ đấu giá thấp nhất.
Ưu điểm: Bạn sẽ không phải nghĩ ngợi quá nhiều, và cũng không tốn công sức theo dõi hay chỉnh sửa.
Hạn chế: Có tính bất ổn khá cao.
2. Đấu thầu thủ công
Hình thức này có khá ít người dùng bởi cách này rất phức tạp thậm chí nếu không cẩn thận có thể khiến quảng cáo bị “ngưng đột ngột”. Bạn chỉ nên sử dụng hình thức này khi đã nắm được mức giá thầu hợp lý, Facebook sẽ dựa theo đó để tìm ra những phiên đấu giá phù hợp với ngân sách của bạn.
Ưu điểm: Ổn định hơn hình thức đầu tiên và cũng tiết kiệm hơn nhiều.
Hạn chế: Bạn có thể dễ dàng nắm rõ được mức giá thầu hợp lý để thiết lập quảng cáo, tiện theo dõi và điều chỉnh quảng cáo hơn.
3. Đấu thầu “bán” thủ công
Trước tiên mình phải xin lỗi bạn vì đây là tên mà mình tự đặt để bạn dễ hình dung về hình thức này hơn. Đây là hình thức được kết hợp giữa hai hình thức thủ công và tự động.
Khi sử dụng hình thức đấu thầu này bạn sẽ có được sử đảm bảo rằng chiến dịch của bạn được “chạy” với mức chi phí thấp nhất, nhưng bạn có thể giới hạn giá thầu mà bạn muốn.
Ưu điểm: Hợp với những chiến dịch có ngân sách nhỏ.
Hạn chế: Khó tìm được một con số giới hạn như mong muốn, có khả năng không được phân phối.
Vậy bạn nên chọn cho mình hình thức đấu thầu nào?
Sau đây là một số bí quyết để bạn có thể xem qua để cân nhắc về hình thức mà mình có thể sử dụng.
Đầu tiên, hãy đặt ra cho mình câu hỏi rằng: “Bạn muốn chi phí trên tương tác của mình ổn định hay rẻ nhất?”
Nếu bạn muốn ổn định, kể cả khi tăng và khi không tăng ngân sách thì nên đấu giá thủ công, nhưng hãy nhớ theo dõi các nhóm quảng cáo trước để có mức giá ổn một chút.
Nếu bạn muốn rẻ, tiết kiệm ngân sách thì bạn nên chọn đấu giá tự động.